MÓNG CỌC BÊ TÔNG- PP.ÉP CỌC

Thế nào là móng cọc bê tông, nguyên lý, ưu nhược điểm

Móng cọc bê tông trong xây dựng nhà ở là công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Để tạo ra một ngôi nhà đẹp, bền vững theo thời gian thì phần móng đóng vai trò quyết định. Móng cọc bê tông đang là loại Móng được các chủ đầu tư ưa chuộng hiện nay. Bởi sự chắc chắn của móng, kiểm soát chính xác được tải trọng ngay từ ban đầu, trong quá trình thi công nhanh chóng cũng như chi phí thấp.Vậy móng cọc bê tông là gì? Những công trình nhà ở nào nên ép cọc bê tông và quy trình thi công như thế nào? Architec Việt sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!

Thế Nào Là Móng Cọc Đài Thấp Trong Xây Dựng, Móng Cọc Là Gì

Móng cọc bê tông là loại móng nhà có hình trụ dài, sử dụng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm đẩy xuống đất để hoạt động. Như 1 cách hỗ trợ sự ổn định cho các cấu trúc, vật liệu được xây dựng trên nó. Đây là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc bê tông lớn xuống các tầng đất sâu, giúp tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho phần móng của ngôi nhà.

Đây là loại móng cọc cơ bản trong xây dựng nhà ở. Đây là loại móng cọc được sử dụng gia cố nền móng cho công trình có tải trọng lớn, khu đất có nền chất yếu, địa hình yếu. Tác dụng chính của móng là giúp cho công trình xây dựng không bị sụt lún, nghiêng vẹo sau khi đi vào sử dụng.

Móng cọc được ứng dụng rất nhiều cho các công trình từ dân dụng đến công cộng. Những công trình công cộng, dự án lớn được các chủ đầu tư lựa chọn có thể kể đến như nhà máy thủy điện, năng lượng mặt trời, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà cao tầng, chung cư, nhà xưởng, cột điện, cầu đường, nhà văn hóa, trạm y tế….

Ngoài ra, loại móng này còn tránh được các biến dạng do địa chất đất yếu. Giảm thiểu tối đa sự nguy hại, ảnh hưởng đến công trình xây dựng.

Thi công nhà phố nên dùng loại móng nào?

Đối với các công trình xây dựng dạng nhà ống với đặc trưng là diện tích đất hạn hẹp. Chủ đầu tư nên sử dụng 1 trong 2 loại móng cọc dưới đây:

-Móng cốt thép vuông: Phổ biến với các kích thước 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400.

Ép cọc bê tông cốt thép công nghệ Nhật tại Việt Thái An
Bê Tông Cổ Loa - Công Ty CP Thương Mại Sản Xuất Bê Tông Cổ Loa | Thư viện  ảnh

-Móng cọc bê tông Tròn Ly Tâm: Loại cọc này có các kích thước, đường kinh như D300, D350, D400, D500 thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ÉP CỌC NHÀ DÂN DỤNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Nguyên lý chung là một trong 4 phương pháp thi công cọc phổ biến nhất bao gồm: phương pháp đóng cọc, phương pháp ép cọc, phương pháp khoan hạ cọc và phương pháp rung hạ cọc. Tùy từng công trình, tùy từng loại cọc mà chúng ta áp dụng phương pháp thi công cọc nào. Trong đó, Ép cọc là một trong những hạng mục thi công công trình quan trọng nhất với nhiều cách khác nhau, nhất là ở những công trình có khu vực đất yếu, dễ lún và chủ yếu được áp dụng cho cọc vuông và cọc tròn . Có 3 cách thi công ép cọc khác nhau là: Thi công ép cọc neo; Thi công ép cọc tải; Thi công ép cọc bằng máy ép robot.

Thi công ép cọc neo 

Phương pháp thi công ép cọc neo là phương pháp dùng neo để níu cọc xuống đất chỉ áp dụng đối với các công trình nhà dân, công trình nhỏ. Mũi neo sẽ được khoan sâu xuống lòng đất để làm đối trọng thay tải sắt hay tải bê tông. Về hình thức thì cách ép cọc bê tông này giống ép cọc tải sắt.

amaccao_phuong-phap-thi-cong-ep-coc-3903991

Thiết bị dùng để ép cọc neo là máy ép thủy lực. Không tạo ra áp suất trong hệ thống mà chỉ tạo lưu lượng, lưu lượng bị cản trở tạo ra áp suất. Cản trở tạo ra trong hệ thống thủy lực bởi cụm xy lanh, motor, cụm valve, đường ống, ma sát.

Mũi khoan neo được sử dụng có chiều dài là 1,5m, đường kính 35cm. Độ dày cánh neo có thể lên đến 15mm, các mũi neo được nối bằng chốt nối. Tải trọng ép neo tùy thuộc vào đường kính cánh neo, công suất của máy ép. Tùy vào địa chất công trình khu vực thi công mà tiến hành khoan neo nông hay sâu.

Ưu điểm của phương pháp thi công ép cọc neo này là nhanh chóng, đơn giản, dễ thi công ở mặt bằng chật hẹp, hẻm nhỏ trong thành phố; không ảnh hưởng đến công trình xung quanh, đỡ gây tiếng ồn hơn các phương pháp khác. Chi phí thấp và chủ nhà, chủ thầu dễ dàng kiểm tra chất lượng.

Nhược điểm của phương pháp này là chịu lực không bằng ép tải sắt, chỉ thích hợp với công trình nhà dân, không thi công được công trình nhà cao tầng, trong tải lớn và cần có hồ sơ khải sát địa chất để xác định được chiều sâu chôn cọc.

Thi công ép cọc tải

Là phương pháp ép cọc bằng cách sử dụng sức tải từ đối trọng để tạo lực ép cọc xuống đất. Đối trọng chính là những khối bê tông nặng. Giàn có tải trọng ép từ 60 đến 150 tấn. Nhà phố thì thông thường tải trọng thi công ép cọc từ 60-70 tấn.

amaccao_phuong-phap-thi-cong-ep-coc2-7835407

Hiện nay tất cả các cách ép cọc bê tông nói chung đều sử dụng các loại đầu máy cơ giới để thi công ép cọc. Thay thế cho máy nổ 1 xy lanh công suất yếu như trước. Máy ép cọc tải sắt sử dụng động cơ máy cơ giới 6 xy lanh thẳng hàng. Sản sinh công suất 350-420 mã lực, momen xoắn 500Nm tại vòng tua 6000 vòng/phút. Giúp tạo ra lực ép tối đa khoảng 200 tấn.

Ưu điểm cho phương pháp này là sử dụng cho các công trình cao tầng, công trình lớn, có sức chịu lực rất tốt. 

Nhược điểm của phương pháp này là cần mặt bằng rộng, thoáng để thi công ép. Thời gian thi công dài ngày, chi phí cao. Gây ra tiếng ồn khá lớn làm ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.

Phương pháp thi công ép cọc bằng máy ép Robot

Trước khi đi vào bắt đầu ép cọc bê tông bằng máy ép robot, phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu, nhân công và máy mọc, hệ thống điện, cơ sở hạ tầng.

amaccao_phuong-phap-thi-cong-ep-co-1-1291008

Đây là phương pháp thi công ép cọc hiện đại nhất và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này chuyên thi công cho những dự án có khối lượng nhiều, thường hàng vạn mét cọc thời gian thi công nhanh thường làm cho công trình dự án lớn.

Ưu điểm của Ép rô bốt là tiết kiệm chi phí và nhân lực, đặc biệt là rút ngắn thời gian thi công.

Trên đây là những thông tin về 3 phương pháp thi công ép cọc do AMACCAO GROUP tổng hợp. Được biết, phương pháp thi công ép cọc thương được áp dụng  cho cọc vuông và cọc tròn. 

Có một lưu ý khi sử dụng và tìm hiểu 3 cách ép cọc bê tông bạn phải hiểu cách tính lực ép đầu cọc trước khi ép cọc bê tông, cách tình toán như thế để chính xác và giảm thiểu nhất trong quá trình ép cọc bê tông.

Tùy vào từng công trình mà bạn có thể sử dụng phương pháp thi công cọc nào cho phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *