KINH NGHIỆM TRONG THI CÔNG THÉP SÀN

Rất nhiều người thắc mắc về cách bố trí thép sàn

 

NÊN CHỌN THÉP SÀN 1 LỚP hay 2 LỚP

Thông thường, tùy vào nền đất và tải trọng công trình mà các chủ đầu tư sẽ chọn cấu tạo thép sàn là một lớp hay hai lớp. Chẳng hạn nếu chỉ xây một công trình nhà cấp 4 đơn giản thì chọn bố trí thép sàn 1 lớp vẫn có thể chấp nhận được. 

Còn đối với các công trình cao hơn, tải trọng lớn hơn thì cần bố trí thép sàn 2 lớp.

Sàn 2 lớp thép sở hữu nhiều điểm ưu việt mà bê tông cốt thép không có. Đó là khả năng chịu lực lớn với độ tin cậy cao. 

Hơn nữa, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng. Các công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất phù hợp bởi thời gian thi công nhanh.

Đối với bất kể một công trình xây dựng nào thì bộ phận sàn luôn là bộ phận rất quan trọng. Vì theo nguyên tắc truyền lực, sàn truyền tải trọng của mình lên cột rồi đi xuống móng, hơn hết bản thân sàn chính là kết cấu chịu lực, trực tiếp chịu tải trọng công trình.

Bạn có bao giờ thắc mắc việc bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào là hợp lý để có được tấm sàn chất lượng với độ bền tối đa và sức chịu tải cao?

Kết cấu thép sàn 2 lớp chính là giải pháp cho việc này.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vai trò, cấu tạo thép sàn 2 lớp, hướng dẫn bố trí thép sàn như thế nào là đúng tiêu chuẩn và đạt được hiệu quả cao nhất!

Thông thường, tùy vào nền đất và tải trọng công trình mà các chủ đầu tư sẽ chọn cấu tạo thép sàn là một lớp hay hai lớp. Chẳng hạn nếu chỉ xây một công trình nhà cấp 4 đơn giản thì chọn bố trí thép sàn 1 lớp vẫn có thể chấp nhận được. 

Còn đối với các công trình cao hơn, tải trọng lớn hơn thì cần bố trí thép sàn 2 lớp.

Sàn 2 lớp thép sở hữu nhiều điểm ưu việt mà bê tông cốt thép không có. Đó là khả năng chịu lực lớn với độ tin cậy cao. 

Hơn nữa, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng. Các công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất phù hợp bởi thời gian thi công nhanh.

Đối với bất kể một công trình xây dựng nào thì bộ phận sàn luôn là bộ phận rất quan trọng. Vì theo nguyên tắc truyền lực, sàn truyền tải trọng của mình lên cột rồi đi xuống móng, hơn hết bản thân sàn chính là kết cấu chịu lực, trực tiếp chịu tải trọng công trình.

Bạn có bao giờ thắc mắc việc bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào là hợp lý để có được tấm sàn chất lượng với độ bền tối đa và sức chịu tải cao?

Kết cấu thép sàn 2 lớp chính là giải pháp cho việc này.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vai trò, cấu tạo thép sàn 2 lớp, hướng dẫn bố trí thép sàn như thế nào là đúng tiêu chuẩn và đạt được hiệu quả cao nhất!

BỐ TRÍ THÉP SÀN SONG SÓNG HAY SOLE

Gần như các bác thợ thi công thép sàn 2 lớp không hiểu rõ vẫn đề, nên thường đặt thép so le nhìn cho khỏe. Sự thật thì không phải vậy bản chất thép lớp trên và lớp dưới không liên quan gì nhau. Nếu lớp dưới rải thép a200mm phía trên cũng rải thép a200mm thì là đặt song song. Phía dưới a200mm phía trên a150mm thì là so le, Đặc biệt lưu ý thanh thép đầu tiên và thanh thép cuối cùng cách mép dầm từ 50mm – 100mm.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp là chạy song song, dễ thi công hơn và không phải cắt thép nhiều lần, do đó cũng giúp dễ kiểm soát khối lượng và thi công.

Cách bố trí thép sàn đúng nguyên tắc và tiêu chuẩn kết cấu

Những lưu ý trong bố trí thép sàn

Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi, cần phải đảm bảo được những điều sau:

  • Giám sát chặt chẽ: Mặc dù không phải lúc nào cũng cần, nhưng giám sát chặt chẽ có thể giúp khắc phục kịp thời các sai sót dù nhỏ trong thi công.
  • Hệ thống cốp pha: Hệ thống cốp pha cũng cần được chú ý tới ngay từ đầu. Không nên dùng cốp pha gỗ mà nên dùng cốp pha thép bởi cốp pha gỗ khó biết độ bền và cơ lý hơn cốp pha thép.
  • Bảo dưỡng cột bê tông định kỳ: Nên bảo dưỡng cột bê tông định kỳ do cột chịu lực dọc chính. Bảo dưỡng cột bê tông thường xuyên giúp cột bền hơn, giữ nước tốt hơn.
  • Khoảng cách con kê và sàn: Con kê thứ 1 phải cách sàn từ 1,5 – 2,5m giúp lớp thép sàn được bảo vệ, tránh được sự xâm thực từ sàn.
  • Khoảng cách của thép nối: Khoảng cách của thép nối phải đảm bảo các chiều nối lệch tâm, từ 70 – 75cm tránh việc bẻ không đều.
  • Chiều kê con kê: Nên kê ngang con kê để tránh bị cháy thép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *